Latest Post

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Vai trò của môi trường làm việc tác động tới năng suất làm việc của nhân viên

Ngày nay, môi trường làm việc là một nhân tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng của nhân viên.  Môi trường làm việc bao gồm nhiều yếu tố: cơ sở vật chất phục vụ cho công việc, văn hoá nội bộ doanh nghiệp, các chế độ đãi ngộ, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên,..Nếu nhân viên thấy được môi trường làm việc  chuyên nghiệp, hiện đại; có nhiều yếu tố khuyến khích, thúc đẩy cho năng lực nhân viên phát triển thì tự bản thân họ sẽ có thêm động lực, phấn đầu cho công việc và ngược lại nếu môi trường làm việc không được như họ mong muốn thì sẽ dẫn tới tâm lý chán nản, kết quả công việc của nhân viên đạt chất lượng thấp,  thiếu niềm tin vào sự phát triển của công ty và việc họ nghỉ việc chỉ là vấn đề thời gian.


Vậy để nâng cao môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, thì cần chú ý tới những nhân tố nào?
1.      Chú ý tới không gian văn phòng làm việc
Doanh nghiệp cần đầu tư để thiết kế một không gian văn phòng càng hiện đại, thoải mái cho nhân viên càng tốt. Một văn phòng với đầy đủ tiện nghi và các đồ nội thất được sắp xếp gọn gàng, hài hoà sẽ tạo môi trường làm việc hiệu quả cho nhân viên. Doanh nghiệp càng chú trọng tới việc trang bị cho nhân viên các thiết bị phục vụ cho công việc (máy tính, điện thoại, các chương trình phần mềm,..) càng hiện đại thì tâm lý của nhân viên càng thấy được coi trọng và muốn cống hiến.
2.      Xây dựng môi trường văn hoá nội bộ lành mạnh, đề cao tinh thần đoàn kết tập thể
Các doanh nghiệp nên xây dựng môi trường văn hoá nội bộ mang đậm phong cách của doanh nghiệp để giúp cho mỗi nhân viên ngày càng có cơ hội được giao lưu và gắn kết với môi trường tập thể. Qua đó nhân viên sẽ thấy được vai trò quan trọng của mình trong doanh nghiệp và muốn được gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
3.      Chú trọng phát triển và nâng cao các chế độ và chính sách đãi ngộ cho nhân viên
Đây là nội dung mà hâu hết nhân sự nào trong công ty đều quan tâm, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân viên. Các doanh nghiệp cần phải đảm bảo cách chế độ của nhà nước dành cho người lao động: bảo hiêm y tế, bảo xã hội, ngày nghỉ lễ, nghỉ phép,.. Ngoài ra mỗi công ty sẽ xây dựng các chế độ riêng cho nhân viên của mình như liên quan lương/thưởng, các kỳ nghỉ du lịch,… Doanh nghiệp nào càng xây dựng được chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên thì nhân viên sẽ muốn gắn bó lâu dài hơn.
4.      Cải thiện mối quan hệ giữa sếp với nhân viên, giữa các đồng nghiệp trong cùng doanh nghiệp
Một doanh nghiệp được xây dựng bởi các mối quan hệ tương thân, giúp đỡ lẫn nhau, đề cao tinh thần tập thể thì sẽ là điều kiện để cho doanh nghiệp phát triển.

Trên đây là một số tiêu chí để xây dựng môi trường văn hoá làm việc, lành mạnh, chuyên nghiệp. Từ đó giúp cho nhân viên cảm nhận được văn phòng công ty là mái nhà thứ hai của mình và muốn được gắn bó và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn ở đây. Để nâng cao năng suất chất lượng làm việc của nhân viên, các doanh nghiệp có thể tham khảo việc ứng dụng các chương trình phần mềm quản lý công việc nhân viên như iBom.O

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Phương thức cải thiện năng suất làm việc tại Doanh nghiệp

Một ngày làm việc thực tế tại văn phòng là 8h đồng hồ. Nhà quản lý thường phải cân nhắc cách quản lý doanh nghiệp của mình như thế nào để có khai thác được tối đa năng lực của nhân viên trong 8h làm việc đó sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Đây là một bài toán khá khó nhưng nếu lên được phương thức quản lý đúng đắn thì hoàn toàn có thể kiểm soát được chất lượng làm việc của nhân viên.
Vậy phương thức đó là gì? Trong bài này tôi xin chia sẻ một số cách thức giúp bạn có thể cải thiện công tác quản lý nhân viên:
1. Cần quy định thời gian lướt web tại văn phòng


Một thực tế phải thừa nhận rằng, các trang mạng xã hội như facebook, Google Plus, twitter,.. đã quá phổ biến, người người, nhà nhà đều có tài khoản vào truy cập và trao đổi thông tin. Trong giờ làm việc, tình trạng truy cập internet thường xuyên xảy ra, việc này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng và tiến độ công việc của nhân viên nói riêng và của toàn công ty nói chung và sẽ xảy ra tình huống: D o thời gian lướt web lấn chiếm vào thời gian làm việc nên công việc của nhân viên không hoàn thành được như kế hoạch, hoặc có hoàn thành thì làm theo kiểu chống  đối không đạt chất lượng tốt
 Vậy bạn là nhà quản lý bạn cần phải có phương pháp để quản lý việc nhân viên cấp dưới của mình vào internet như thế nào để cho công việc của nhân viên vừa hoàn thành tốt mà họ cũng không thấy bị  nặng nề trong khâu quản lý?
Đối với các bộ phận thiên về kỹ thuật, nghiệp vụ: Bạn có thể quy định khung thời gian có thể lướt web tại văn phòng công ty. Hãy xác định cho nhân viên khoảng thời gian nào có thể lướt web, và khoảng thời gian nào thì nên tập trung vào công việc một cách tối đa.
Đối với các bộ phân như hành chính, marketing, kinh doanh: là các bộ phận thường phải cần dùng internet trong xử lý công việc. Việc của nhà quản lý làm sao để có thể khai thác được cách thức họ sử dụng internet trong công việc đạt hiệu quả cao nhất. Thay vì quy định thời gian cụ thể sử dụng internet như các bộ phận kỹ thuật, đối với các bộ phận này bạn nên tạo ra cách thức trong làm việc của họ để làm marketing truyền thông cho sản phẩm, cho công ty của bạn sao cho hiệu quả nhất. Nhân viên của bạn biết khai thác kênh truyền thông về mạng xã hội sẽ tạo nên kết quả rất tuyệt vời.

2. Đo lường được kết quả công việc thay vì chỉ quản lý thời gian làm việc
Kết quả cuối cùng bạn muốn thu được từ nhân viên của mình là kết quả làm việc của họ như thế nào? Họ đã thực sự làm hết năng lực của mình hay chưa? Vì vậy thay vì việc quan tâm họ đã làm hết 8h đồng hồ hay chưa? Họ đã làm được những việc gì trong list công việc rồi? Thì bạn nên tập trung đặt câu hỏi vào năng suất làm việc thực tế họ làm đã làm được trong ngày. Quan trọng bạn phải xây dựng được bảng đo lường kết quả công việc cho từng nhân viên, từng bộ phận để dựa vào đó đánh giá. Còn việc họ đã dùng khoảng thời gian như thế nào để đặt được kết quả vậy có thể bạn chưa cần quan tâm lắm. Trừ phi có gì bất thường trong công việc thì yếu tố thời gian sẽ được xem xét thêm để đánh giá. Tạo dựng được cách quản lý công việc như vậy bạn sẽ tạo ra được môi trường làm việc thoải mái và chủ động cho nhân viên. Khi họ thật sự thấy thoải mái, họ có thể tạo ra những kết quả bất ngờ cho công việc mình đang thực hiện đấy.

3. Hãy xây dựng các mức độ ưu tiên trong danh sách công việc


Dù bạn là nhà quản lý hay là nhân viên, nếu bạn không tự xây dựng được các mức độ ưu tiên xử lý công việc thì lúc nào bạn cũng quay cuồng trong công việc và không biết được lúc nào mình sẽ có thể hoàn thành được kế hoạch đã đề ra. Bạn sẽ không có đủ thời gian dành cho cuộc sống cá nhân vì thấy có quá nhiều việc cần phải xử lý.
Công việc cần làm của bạn khi bắt đầu vào mỗi buổi sáng đến công ty là chia thành các nhóm công việc theo đối tượng ưu tiên xử lý như vậy bạn sẽ biếtđược việc nào cần ưu tiên xử lý trước, việc nào không quan trọng thì sẽ cho vào xử lý sau.

4. Sử dụng phần mềm Quản lý công việc
Ứng dụng phần mềm quản lý công việc sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, vừa nâng cao hiệu suất làm việc lại tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí khi xử lý công việc. Phần mềm Điều hành công việc trực tuyến iBom.O là một phần mềm như vậy. Qua phần mềm iBom.O người quản lý có thể dễ dàng bao quát được công việc của tất cả các phòng ban, liên kết công việc và dữ liệu của các phòng ban, dự án, từ đó sẽ tổng hợp, phân tích, đánh giá để hỗ trợ ra quyết định chính xác, nhanh chóng. Ngoài ra nhờ có phần mềm iBom.O mà nhân viên ở các phòng ban trực thuộc có thể tự kiểm soát công việc của mình và trao đôi công việc với những người liên quan một cách thuận tiện nhất, tạo nên tính kết nối và liên kết chặt chẽ giữa các cấp quản lý trong doanh nghiệp.

5. Có những kỳ nghỉ ngắn cho toàn công ty


Việc quản lý công việc của nhân viên là cần thiết cho sự phát triển của công ty. Và hơn hết nhà quản lý cần hiểu rằng chính nhân viên là tài sản quý giá nhất để thúc đẩy công ty phát triển. Vì vậy, họ cũng cần người quản lý của mình tâm lý, dành thời gian và tạo môi trường cho nhân viên được thư giãn, xả stress trong công việc. Có nhiều phương pháp nhanh và ngắn để giảm stress ngay tức khắc nhưng nó chỉ đảm bảo trong thời gian ngắn thôi. Việc nhân viên của bạn cảm thấy mệt mỏi và họ cần có khoảng thời gian để nghỉ ngơi, đi du lịch để có thể lấy lại cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Chính vì vậy, trong năm bạn nên tạo ra một vài kỳ nghỉ ngắn hạn cho nhân viên của mình. Thông qua các kỳ nghỉ này, nhân viên của bạn sẽ vừa được nghỉ ngơi vừa có thể tái tạo lại tinh thần làm việc nhiệt huyết sáng tạo mới cho bản thân. Những kỳ nghỉ ngắn đã được chứng mình có khả năng kích thích tinh thần sáng tạo và hiệu suất làm việc của bộ não. Ngoài ra nó cũng giúp cho tinh thần làm việc nhóm, tinh thần tập thể của công ty được cải thiện đáng kể.
Bạn hãy thử nghiệm các phương thức trên, tôi tin rằng nó sẽ giúp bạn cải thiện năng suất làm việc của nhân viên cũng như toàn công ty theo hướng tích cực, không ngờ.

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

9 thói quen không nên có tại công sở

Công sở là một địa điểm làm việc của một công ty, đơn vị. Nơi ấy tập hợp của nhiều cá nhân ở nhiều vùng miền khác nhau về cùng tập trung làm việc để thực hiện cho một mục tiêu lớn lao chung của cả một tập thể. Vì vậy, việc giao tiếp và ứng xử tại công sở là một vấn đề thường xuyên được nhắc tới. Khi bạn có mối quan hệ tốt với cấp trên và các đồng nghiệp thì đó cũng là điều kiện để bạn có thể nâng cao nghiệp vụ, học hỏi thêm kỹ năng và cải thiện công việc của mình theo hướng phát triển, đi lên tại công ty.  Vậy làm sao để thể hiện là người văn minh, lịch sự, ứng xử khéo léo, thông mình không phải là một chuyện đơn giản. Đã có nhiều bài phân tích, đưa ra lời khuyên về những điều nên làm tại công sở. Vậy những điều không nên làm thì sao? Có vẻ chưa được nhiều người bàn tới. Trong bài này, tôi xin đưa ra quan điểm của mình ở khía cạnh những điều không nên làm tại công sở, để bạn và tôi có thể rút ra cho mình những  cách ứng xử đúng đắn nhất.

1. Không tôn trọng công ty
Mỗi công ty có cách sắp xếp, quản lý công việc khác nhau và văn hóa công ty cũng khác nên bạn hãy hòa đồng và tôn trọng các quyết định của công. Và hơn hết bạn phải biết tôn trọng người lãnh đạo của mình, tôn trọng đồng nghiệp và tôn trọng chính công việc mà mình đang làm.
2. Thường xuyên biện hộ
Thường xuyên biện hộ cho những lỗi mà mình mắc phải, không chịu nhận lỗi về mình điều đó sẽ làm bạn mất rất nhiều điểm với đồng nghiệp và sếp. Phải biết thẳng thắn nhận lỗi do mình gây ra và khắc phục nó một cách nhanh nhất có thể.
3. Ăn mặc tuềnh toàn
Với đặc thù của mỗi ngành nghề và mỗi công việc thì mức độ ảnh hưởng việc ăn mặc tới hiệu suất công việc sẽ khác nhau. Những công việc mang tính chất giao tiếp, ngoại giao đòi hỏi bạn phải ăn mặc chỉnh chu nếu bạn ăn mặc cẩu thả thì hiệu suất của công việc không cao. Ăn mặc như thế nào cho thoải mái không đồng nghĩa với việc bạn được phép ăn mặc cẩu thả, tuềnh toàng khi đi làm.
4. Chuyện phiếm
Hãy tránh xa những cuộc nói chuyện phiếm là đúng, nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng điều này là không thể. Tuy nhiên, những gì bạn có thể làm là giữ chừng mực trong những câu chuyện phiếm đó.
5. Ồn ào
Đừng biến mình thành một người ồn ào trong văn phòng. Hãy duy trì giọng nói ở âm lượng vừa phải, đừng mở nhạc lớn và làm gì đó ồn ào. Những người ồn ào hay làm phiền các đồng nghiệp.
6. Không quan tâm tới đồng nghiệp
Hãy thiết lập mối quan hệ tốt với đồng nghiệp việc này cũng quan trọng như việc bạn có mối quan hệ tốt với cấp trên vậy. Việc bạn hòa đồng và dễ mến với những người cùng cơ quan sẽ giúp công việc của bạn thuận lợi hơn và bạn sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn khi bạn cần.
7. Không học hỏi và tìm hiểu những cái mới
Dù trong công việc nào cũng vậy luôn đòi hỏi chúng ta phải học hỏi và tiếp thu những cái mới. Nếu chỉ đi làm đủ 8 tiếng và làm việc theo cách dập khuân thì bạn phù hợp với công việc sản xuất theo dây chuyền hơn là một nhân viên văn phòng hay lao động chất xám.
8. Nói dối
Khi bạn thấy mình ở tình huống khó khăn, bạn sẽ có khuynh hướng nói dối hoặc chuyển sang đổ lỗi sang cho người khác. Nếu bạn làm điều này, bạn đang đánh cược danh tiếng và cả công việc của mình. Hãy luôn tạo thói quen trung thực và công bằng.
9. Tự mãn
Luôn cho mình là giáo sư biết tuốt sẽ khiến bạn không nhận được nhiều những lời khuyên hay những lời chỉ bảo từ đồng nghiệp giỏi hơn hay từ sếp của bạn. Biển học là vô bờ nên hãy biết cách lắng nghe, chia sẻ và tiếp thu những thông tin từ người khác mang lại cho bạn.

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

6 lời khuyên cân bằng cảm xúc để thành công trong sự nghiệp

Việc làm chủ cảm xúc là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của bạn. Hầu hết những người làm chủ được cảm xúc và hành vi của mình là những người xây dựng được các mối quan hệ bền vững, rộng rãi, cũng như có khả năng xử lý các vấn đề phức tạp trong cuộc sống và phục hồi nhanh chóng khi có các sự cố xấu hay những điều không mong muốn xảy ra.



Vậy chúng ta cần khắc phục những điều gì để có thể cân bằng được cảm xúc và tiến tới thành công trong công việc:

1. Hãy lạc quan và hài hước trong bất kì hoàn cảnh nào
Việc suy nghĩ theo hướng tích cực là rất quan trọng, đặc biệt là vào thời điểm xấu nhất. Khi bạn tập trung vào những điểm tích cực, bạn có thể dễ dàng kiểm soát cẩm xúc của mình và làm cho tình huống trở nên thoải mái hơn.
Việc làm chủ cảm xúc là điều rất quan trọng giúp bạn có thể sáng suốt và biết được hành động nào là phù hợp, hành động nào có thể gây ra các tác động tiêu cực.
Và khi bạn nghĩ bạn suy nghĩ tích cực của vấn đề sẽ mang đến cho bạn trạng thái tinh thần lành mạnh, đạt hiệu quả cả trong giao tiếp với mọi người xung quanh lẫn cuộc sống riêng tư của bạn. Sống tích cực tạo ra một lực hút lớn đối với những điều tốt đẹp. Bạn sống tích cực thì những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn nhiều hơn.
2. Tránh xa các tình huống gây nổi giận
Một trong các nguyên nhân khiến cho bạn không làm chủ được cảm xúc đó là việc đô thêm dầu vào lửa. Thường thì khi bạn cảm thấy khó chịu về việc làm/lời nói của một người nào đó, bạn sẽ không có ấn tượng tốt về họ, bất cứ hành động hay lời nói nào của họ cũng khiến bạn không hài lòng, bạn cũng khó có thể ứng xử mềm mỏng hay tiếp xúc với họ. Lúc này, bạn sẽ luôn nhìn nhận về họ một cách tiêu cực. Vì vậy, khi nổi giận, bạn thường khó có thể kiểm soát được cảm xúc của mình. Lúc này là lúc bạn nên né tránh và đợi đến khi bình tình hơn để đàm phán.
Hãy đợi đến khi bạn tỉnh táo hơn vì lúc này bạn mới có thể đánh giá được đúng sai và có cái nhìn khách quan hơn. Hãy coi trọng hình ảnh của bản thân mình.
3. Đừng ngại nói lời xin lỗi
Một số người thường cảm thấy rất khó khăn khi nói lời xin lỗi vì họ cảm thấy hành động đó sẽ hạ thấp bản thân và làm mất thể diện của họ. Tuy nhiên, hãy nhớ răng, bạn có thể phá hỏng một mối quan hệ và gây tổn thưởng tới người khác khi bạn không nhận lỗi và nói lời xin lỗi.
Thành  ý cũng như thái độ của bạn là điều quan trọng nhất. Bạn không cần tỏ ra quá rườm rà mà hãy bày tỏ sự chân thành và hối lỗi của mình nếu bạn muốn được tha thứ. Hãy có trách nhiệm với hành động của mình, dám thừa nhận lỗi lầm và đừng cố gắng bào chữa hay đổ lỗi cho người khác.
4. Làm thế nào để nói không đồng ý?
Chúng ta thường có xu hướng bày tỏ sự không đồng ý với bất kì ý kiến hay quan điểm của người nào đó khi chúng ta không ưa họ. Lúc đó, suy nghĩ của chúng ta lúc đó là chỉ muốn giành phần thắng về mình và muốn thỏa mãn cái tôi của mình. Hãy nhớ rằng, mục tiêu của giao tiếp không phải là để giành chiến thắng mà là để giải quyết xung đột dựa trên sự tôn trọng và tình yêu.
5. Tìm một người tin cậy để chia sẻ thành công cũng như thất bại
Đôi khi chỉ cần nói chuyện với một ai đó hiểu về con người bạn, cũng đủ giúp bạn giải toả và lấy lại sự cân bằng trong cảm xúc của mình.
6. Giữ cho cuộc sống tinh thần của bạn ở trạng thái cân bằng
Khi bạn cân bằng cảm xúc trong công việc cũng chính là khi bạn cân bằng được cuộc sống ngoài công việc và ngược lại. Nếu cuộc sống riêng của bạn tràn ngập hạnh phúc thì tinh thần này cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái và kết quả công việc của bạn. Bạn sẽ giải quyết công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn và đương nhiên thành công đến với bạn cũng nhanh hơn.
Và công cụ sẽ giúp bạn có thể cân bằng được cảm xúc công việc với cảm xúc cuộc sống bên ngoài chính là bạn nên sử dụng một chương trình phần mềm hỗ trợ cho bạn có thể điều hành và quản lý công việc của mình được tôt và hiệu quả nhất. Đó chính là phần mềm điều hành công việc trực tuyến iBom.O.Với iBom.O :
- Bạn hoàn toàn có thể làm chủ được thời gian, phân bổ và chia sẻ thời gian giữa công việc và gia đình.
- Bạn có thể sử dụng phần mềm này tại bất kỳ đâu và không bị giới hạn về thời gian và không gian làm việc.
- Tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc
Hãy trải nghiêm những tính năng tuyệt vời của phần mềm điều hành công việc iBom.O bằng cách ĐĂNG KÝ TƯ VẤN SẢN PHẨM