Thứ Tư, 5 tháng 8, 2020

Doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó với dịch Covid-19


Bài viết này sẽ chia sẻ cùng doanh nghiệp về cách ứng phó trong tình hình dịch bệnh và giải pháp quản trị và điều hành doanh nghiệp hiệu quả thời dịch bệnh.

1. Quản lý hợp đồng kinh doanh
Những hợp đồng kinh doanh cốt lõi hiện tại cần được xem xét lại có nên sửa đổi, thay mới hoặc chấm dứt. Có những trường hợp mà doanh nghiệp hoặc phía đối tác có thể thấy nguy cơ phá sản từ chuỗi cung ứng, ví dụ không thể thực hiện các nghĩa vụ pháp lý theo hợp đồng. Nếu vậy, cần kiểm tra xem việc các bên có quyền chấm dứt hoặc viện dẫn đến tình huống bất khả kháng. Các điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng có thể
được soạn thảo tổng quát và trong trường hợp có tranh chấp, điều khoản này sẽ được giải thích dựa trên luật điều chỉnh về hợp đồng.

Khi đàm phán hợp đồng mới, bạn cần đánh giá tác động của COVID-19 đến nghĩa vụ đôi bên, kể cả ngôn ngữ liên quan để giải quyết vấn đề trong nhiều tình huống khác nhau. Ví dụ: nếu ngân hàng hoặc thị trường ngoại hối đóng cửa bất ngờ, điều này có thể có tác động đến việc tính toán “ngày làm việc” và thời gian thực hiện dựa trên luật điều chỉnh hợp đồng.

2. Quản lý người lao động
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ cung cấp nơi làm việc an toàn, do đó họ cần có sự quan tâm đúng mức đến sức khỏe của nhân viên. Tất cả nhân viên phải theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của họ và báo cáo với người giám sát nếu có bất kỳ triệu chứng nào, cho dù họ có đi du lịch nước ngoài hay không.

Tất cả nhân viên đã đi du lịch và trở về từ vùng dịch đều phải tự cách ly tại nhà và chỉ
quay lại làm việc tại văn phòng sau 14 ngày. Quy định này cũng áp dụng cho nhân viên có thành viên gia đình hoặc bạn cùng sống chung nhà có lịch sử di chuyển tương tự.

3. Biện pháp nơi làm việc
Người sử dụng lao động có thể xem xét đưa ra các biện pháp để kiểm soát và ghi lại nhật ký ra vào của khách hàng đến nơi làm việc và thực hiện kiểm tra thân nhiệt khi cần thiết.

Nếu cần thiết, có thể hủy bỏ hoặc dời các sự kiện quy mô lớn để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho nhân viên tại nơi làm việc.

4. Đi công tác

Trước khi cử nhân viên đi công tác đến các địa điểm được báo cáo có nhiều trường hợp nhiễm COVID-19, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá về tình hình hiện tại và các rủi ro tiềm ẩn liên quan. Nếu nhân viên được cử đi công tác đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao và có kết quả xét nghiệm dương tính, họ có thể lấy đó làm cơ sở khởi kiện người sử dụng lao động.
Nên kiểm tra và xác định rằng xem hợp đồng bảo hiểm hiện hành có chịu trách nhiệm chi trả cho các trường hợp thiệt hại hoặc tử vong của các nhân viên bị lây nhiễm COVID-19 khi đi công tác hay không

5. Kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh

Lời khuyên đến các doanh nghiệp là nên chủ động lập kế hoạch về việc bùng phát dịch có thể ảnh hưởng như thế nào? không chỉ đến sức khỏe một cá nhân mà còn trên toàn doanh nghiệp. Trong trường hợp cần cách ly, hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp vẫn tuân thủ các nghĩa vụ hoặc vẫn đáp ứng được việc thực hiện dịch vụ ở mức độ chấp nhận được:
  • Lập bộ phận xử lý rủi ro, xác định vai trò và trách nhiệm của họ.
  • Xác định và ghi nhận các chức năng và hệ thống kinh doanh đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Cho phép sử dụng phần mềm quản lý công việc hiệu quả với phương thức online để đảm bảo an toàn.
  • Bảo mật các dữ liệu quan trọng, bao gồm thông tin người lao động.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hành động nhanh chóng, chúng ta có thể hạn chế sự lây lan của đại dịch và giảm bớt thiệt hại cho nhân viên và doanh nghiệp.


3 nhận xét:

  1. Giai đoạn nguy hiểm, tốt nhất chỉ có đi làm rồi về thẳng nhà. Nếu được dùng phần mềm online như này thì có thể chỉ cần ngồi nhà làm việc cũng dc rồi, chẳng phải ra ngoài đường nữa

    Trả lờiXóa
  2. Mua phần mềm online về dùng thôi

    Trả lờiXóa